Đợt chỉnh trang, cải tạo năm 2021–2022 Bến Bạch Đằng

Sau hơn nửa thế kỷ, nhiều hạng mục tại Bến Bạch Đằng bị xuống cấp: nền bê tông sụt lở, bờ sông nhiều rác, các công trình bị bôi bẩn, nhiều đoạn lan can bị bung ra...[10][11]

Tháng 4 năm 2021, thành phố quyết định chỉnh trang toàn bộ công viên từ cột cờ Thủ Ngữ đến dự án khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son, rộng 18.600 m², chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m², kinh phí 35 tỷ đồng được thực hiện từ ngày 10 tháng 6 năm 2021 và mở cửa cho người dân tham quan từ ngày 26 tháng 1 năm 2022[12]. Giai đoạn 2 từ cầu tàu số 2 đến khu vực súng thần công, rộng khoảng 7.300 m², kinh phí 30 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9 năm 2021.[13]

Ngày 17 tháng 3 năm 2022, công viên Bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh được khánh thành và đưa vào sử dụng. Bến Bạch Đằng sau cải tạo có diện tích khoảng 1,6 ha, trong đó có 8.700 m² đường dạo, sân sinh hoạt bằng đá granite và 7.000 m² mảng xanh, cỏ, kiến trúc chuỗi hoa sen xuyên suốt công viên. Bên cạnh đó, công viên được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, hệ thống chiếu sáng.[8][14]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bến Bạch Đằng //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://www.google.com/books/edition/S%C3%A0i_G%C3... https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k57906148 https://vnexpress.net/ben-bach-dang-noi-luu-dau-ch... https://vnexpress.net/canh-xuong-cap-trong-cong-vi... https://vnexpress.net/cong-vien-ben-bach-dang-sau-... https://web.archive.org/web/20220312162914/https:/... https://web.archive.org/web/20220501195247/https:/... https://web.archive.org/web/20220501195248/https:/... https://web.archive.org/web/20220501195249/https:/...